Xây dựng thương hiệu là bước đầu tiên và là một trong những khâu khó nhất của quá trình lập kế hoạch marketing, nhưng nó lại là một khâu vô cùng quan trọng để tạo nên hình ảnh công ty.
Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) định nghĩa thương hiệu là một tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, thiết kế, hay sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên nhằm xác định hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán và để phân biệt họ với những người bán khác.
Việc xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng như thế nào đối với thành công của doanh nghiệp? Đó là quá trình mang lại sức sống cho doanh nghiệp của bạn.Đừng thiển cận suy nghĩ rằng bạn có thể tạo nên một thương hiệu chỉ trong một sớm một chiều. Một thương hiệu là toàn bộ những trải nghiệm khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, qua những thông điệp bạn gửi ra thế giới. Đó là đặc trưng ẩn sâu trong tất cả các yếu tố của doanh nghiệp giúp bạn vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu quá trình này như thế nào?
Biểu tượng thương hiệu |
Để thành công trong việc xây dựng thương hiệu, bạn phải hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Xây dựng một thương hiệu cũng như một trận chiến đấu để dành niềm tin từ phía khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu có thể tiến hành theo trình tự các bước như sau:
1. Khám phá và truyền đạt những giá trị của bạn một cách rõ ràng. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ là phải hiểu biết thấu đáo bạn đại diện cho cái gì và cái gì giá trị nhất đối với bạn. Hãy lập một biểu đồ gồm 5 đến 10 giá trị bạn muốn người ta có thể nhận diện trong doanh nghiệp của bạn trước khi bạn bắt đầu gửi đi bất kỳ thông điệp nào.
2. Tạo ra một thông điệp cho thương hiệu. Hãy sử dụng danh sách những giá trị bạn vừa nghĩ ra và hướng nó vào những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bạn cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và cách thức để đạt được điều đó. Khi bạn hoà trộn những nhu cầu và mong muốn của công ty bạn với nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong một thông điệp ngắn gọn, súc tích thì bạn đã tạo ra một thông điệp cho thương hiệu rồi đó.
3. Xây dựng những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn muốn khách hàng cuối cùng cảm nhận điều gì khi họ được nghe về thương hiệu của bạn? Thương hiệu của bạn tạo ra cảm xúc gì đặc biệt? Một cảm nhận tích cực về thương hiệu được tạo ra khi những giá trị cốt lõi của công ty thường trực trong sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp. Để đạt được điều này, hãy xây dựng giá trị trong từng chi tiết của quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
4. Thuê những nhân viên hiểu được tầm quan trọng của quá trình xây dựng thương hiệu. Có một câu ngạn ngữ như thế này: "Không tồn tại cái ‘Tôi' cá nhân trong công ty". Bạn nên thuê những nhân viên trân trọng những giá trị của bản thân bạn và thương hiệu của bạn và họ sẽ trở thành những đại sứ của công ty bạn. Chọn nhân viên phù hợp giúp tạo nên sự hưng phấn trong quá trình hoàn thành những mục tiêu trước mắt, và cuối cùng, là biến tầm nhìn thương hiệu của bạn thành hiện thực.
5. Hãy huy động trí tuệ tất cả các thành viên công ty vào quá trình xây dựng thương hiệu. Để đạt được những mục tiêu của bạn, đội ngũ nhân viên trong nội bộ công ty phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Đây là một số câu hỏi mà bạn và những thành viên khác nên tự vấn mình hàng ngày: Nhu cầu của khách hàng là gì? Thương hiệu của chúng ta có giá trị như nào với khách hàng? Chúng ta muốn khách hàng nói gì về mình đây? Chúng ta muốn khách hàng nhận được thông điệp gì từ chúng ta? Mỗi câu trả lời cho mỗi câu hỏi trên cần thể hiện sự nhất quán của mọi thành viên công ty.
6. Đặt ra những cột mốc so sánh. Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể về hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Những cột mốc so sánh là những gì có thể đo lường được; đó có thể là những chỉ tiêu định lượng như giao hàng đúng hẹn đến những chỉ tiêu định tính như cải thiện thang điểm đánh giá năng lực nhân viên. Bạn cần chú ý đến những chỉ tiêu liên quan đến đến khách hàng mục tiêu, nhân viên kiểu mẫu và các đối tác chiến lược. Và bạn nên đánh giá những chỉ tiêu này ít nhất một lần một quý.
7. Gửi thông điệp thương hiệu của bạn đến khách hàng. Hãy sử dụng những giá trị của công ty để định vị sản phẩm của bạn một cách rõ ràng: Bạn là ai và bạn mang đến cho khách hàng giá trị gì. Dù bạn sử dụng công cụ truyền thông nào-gửi thư trực tiếp, những bài xã luận trên báo, quảng cáo trên truyền hình hoặc trang web công ty để truyền đi bức thông điệp của bạn, thì thông điệp ấy phải hướng đến khách hàng mục tiêu một cách rõ nét nhất. Nếu không, bạn đang lãng phí tiền của mình đấy.
8. Tập trung vào cảm nhận của khách hàng. Hãy đặt bản thân bạn vào vị trí của khách hàng mục tiêu. Khách hàng muốn đóng góp ý kiến vào những sản phẩm, dịch vụ được chào bán cho họ, chia sẻ về những nhu cầu họ muốn được đáp ứng và cảm nhận họ có được khi nhu cầu ấy được đáp ứng. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn và sẵn sàng chia sẻ thông tin nhiều hơn so với trước đây. Chính vì vậy, bạn nên kéo họ vào cuộc, sử dụng những thông tin hữu ích họ cung cấp để xây dựng thương hiệu của bạn.
9. Liên tục đánh giá quá trình phát triển thương hiệu của bạn. Bạn nên biết rằng một thương hiệu không ngừng phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn phải mang trong mình những giá trị và tầm nhìn vốn có. Xây dựng thương hiệu cũng đòi hỏi những nguyên tắc của một môn thể thao đối kháng: Bạn luyện tập, thi đấu và liên tục đánh giá sự tiến bộ của bản thân để trở thành số 1. Bạn luôn có thể làm tốt hơn nữa. Vậy hãy cứ chơi trò chơi xây dựng thương hiệu như nó không bao giờ chấm dứt.
10. Hãy linh hoạt. Bạn nên nhớ rằng những trở ngại sẽ xuất hiện trên đường đi. Linh hoạt là phẩm chất cực kỳ quan trọng; khả năng thích ứng với những thay đổi và thách thức là một một phần của chặng đường đi tới thành công. Một thách thức thường gặp phải đó là thành công đôi khi gieo mầm cho thói tự mãn. Khi sự tự mãn xuất hiện, những suy nghĩ mang tính đột phá của bạn sẽ dần thui chột. Và bản sắc thương hiệu bạn đã gầy công xây dựng có thể đánh mất sự hấp dẫn ban đầu. Hãy luôn làm mới mình, làm mới công ty bằng những ý tưởng mới, thách thức mới và những con người mới. Quan trọng nhất là bạn nên lắng nghe những suy nghĩ của khách hàng-họ sẽ nói cho bạn biết họ cần gì ở bạn.
11. Xác định giá trị của thương hiệu
Đây là bước đầu tiên trong quá trình phát triển chiến lược thương hiệu. Bằng cách xác định thương hiệu của bạn dành cho đối tượng nào, bạn sẽ tạo ra một nền tảng cho các thành phần khác để bắt đầu xây dựng thương hiệu. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi sau:
Bạn cung cấp những sản phẩm/dịch vụ nào? Xác định chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ đó.
Giá trị cốt lõi của các sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì? Giá trị cốt lõi của công ty bạn là gì?
Sứ mệnh của công ty bạn là gì?Công ty bạn chuyên về lĩnh vực nào?
Ai là thị trường mục tiêu của bạn?
Khẩu hiệu của công ty bạn là gì?
12. Xác định mục tiêu của thương hiệu
Thương hiệu bao gồm các đặc trưng, hình ảnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu đó. Những ấn tượng bạn tạo ra cũng như những từ ngữ mà người ta mô tả về công ty bạn với người khác sẽ là cái khung cơ bản của thương hiệu.
Để xác định mục tiêu thương hiệu, hãy đặt ra những câu hỏi sau:
Bạn muốn thương hiệu của bạn làm gì cho công ty?Bạn muốn những người khác biết gì và nói gì về các sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Khi đã xác định được mục tiêu, bạn có thể lập kế hoạch để đạt mục tiêu đó. Bước tiếp theo là xây dựng và phát triển chiến lược thương hiệu của bạn bằng cách trả lời câu hỏi như thế nào, khi nào và cái gì bạn định làm để đáp ứng những mục tiêu đó.
13. Tập trung vào khán giả mục tiêu
Sức mạnh thương hiệu của bạn phụ thuộc vào khả năng tập trung của thương hiệu đó thế nào. Việc xác định được thị trường mục tiêu sẽ giúp thương hiệu của bạn tăng tính tập trung và đạt hiệu quả tốt hơn.
Để xác định thị trường mục tiêu, bạn cần phải thực hiện phân tích thị trường chi tiết để có được những dữ liệu cần thiết. Những câu hỏi sau sẽ là gợi ý để bạn thực hiện việc phân tích đó:
Ai là khán giả mục tiêu của bạn?
Khán giả mục tiêu của bạn ở đâu?
Họ nghĩ gì về thương hiệu hiện nay của bạn?
Bạn muốn họ nghĩ về thương hiệu của bạn?
Làm cách nào bạn có thể thu hút họ vào các sản phẩm/dịch vụ của mình?
Có thương hiệu nào khác đang cạnh tranh với bạn?
Bạn đang nhắm vào thị trường doanh nghiệp hay người tiêu dùng?
14. Xác định những rào cản
Khi đã tạo ra chiến lược thương hiệu dành cho sản phẩm/dịch vụ, bạn cần xác định những rào cản cơ bản có thể phải đối đầu. Những rào cản này là các điều kiện thị trường khiến sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể bị thất bại.
Để được chuẩn bị kỹ càng khi đối mặt với các rào cản, bạn cần bỏ thời gian phân tích tỉ mỉ về các sản phẩm/dịch vụ của mình. Hãy trả lời những câu hỏi sau:
Bạn có thị trường ngách nào không? Những vấn đề gì các sản phẩm/dịch vụ của bạn cần giải quyết?
Làm cách nào bạn xác định được giá của các sản phẩm/dịch vụ ấy?
Khách hàng tiềm năng của bạn là ai và bạn có thể tìm họ ở đâu?
Đối thủ lớn nhất của bạn là ai? Bạn có thể làm gì tốt hơn họ?
Bạn nên quảng cáo như thế nào? Bạn sẽ tìm thấy thị trường mục tiêu ở đâu? Bạn sử dụng các phương tiện truyền thông mới hay truyền thống?
15. Xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu sẽ xuất hiện thông qua việc giới thiệu của bạn. Làm thế nào để giới thiệu thương hiệu, để nó là một phần không thể thiếu trong công việc kinh doanh và để tạo ra một nhận thức mạnh mẽ về thương hiệu? Bạn có thể đánh giá việc giới thiệu thông qua những công cụ phổ biến sau:
Logo thương hiệu
Bao gói sản phẩm
Danh thiếp và đồ dùng văn phòng
Thiết kế website chuyên nghiệp
Seo Google (Đẩy website Top Google để cộng đồng mạng biết đến bạn nhiều hơn)
Địa chỉ email
Đồng phục nhân viên
Những công cụ này có thể nói lên rất nhiều điều về hình ảnh cũng như những điểm mạnh và điểm yếu trong thương hiệu của bạn. Khách hàng sẽ đánh giá công ty bạn dựa trên những công cụ đó. Vì vậy, nếu muốn thành công trong chiến lược phát triển thương hiệu, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
16. Quảng cáo tiết kiệm thông qua các kênh thông tin hiệu quả như:
- Giải pháp thương hiệu
- Hội chém Google +
- Hội + Google Plus
- Hội doanh nhân Việt Nam
- Hội Marketing Thế Giới
0 nhận xét: